Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11,Q.5, TPHCM.  Thời gian làm việc: 8h00 - 20h00 (Thứ 2 - CN)

BỆNH VIỆN TRĨ HCM


Tư Vấn miễn phí

TRUYỀN THÔNG - BÁO CHÍ

Đi Cầu Khó Khăn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Nào?

Ngày đăng : 15-09-2017 - Lượt xem : 2081

  Đi cầu khó là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, tuy nhiên nó lại không phải là một bệnh lý cụ thể. Vậy tình trạng đi cầu khó khăn là dấu hiệu của bệnh nào, cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Tình trạng đi cầu khó khăn là dấu hiệu của bệnh gì?

  Đi cầu khó (hay còn gọi là đi tiêu khó, đi nặng khó) là một trong những triệu chứng thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng. Hiện tượng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau.

  Những người gặp phải chứng đi cầu khó thường buồn đi nhưng rất khó đại tiện, đi cầu đau rát hậu môn, phân cứng, thậm chí chảy máu, căng tức bụng dưới,…

Đi cầu khó là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi cầu khó là dấu hiệu của bệnh gì?

  Các chuyên gia chuyên khoa về hậu môn trực tràng tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết, đi cầu khó kéo dài lâu ngày rất có thể là dấu hiệu nhận biết các căn bệnh nguy hiểm như:

  + Bệnh Trĩ

  Tình trạng đi cầu khó và ra máu là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh trĩ. Những người gặp phải tình trạng này thường là những người làm việc văn phòng phải ngồi lâu, người bị táo bón kinh niên, người có chế độ ăn thừa đạm béo, thiếu chất xơ, ít uống nước,...

  Triệu chứng của bệnh trĩ thường là đi cầu khó, mỗi lần đi đại tiện phải cố rặn nhiều gây chảy máu. Sau một thời gian, tình trạng khó đi đại tiện càng tăng lên, lượng máu chảy ngày càng nhiều thậm chí bắn thành tia vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh.

  + Bệnh Viêm Loét, Nứt Kẻ Hậu Môn

  Bệnh thường gặp ở những người bị táo bón kinh niên, khó đại tiện trong thời gian dài,… dẫn đến hậu môn bị nứt gây chảy máu mỗi lần đi đại tiện khiến cho người bệnh bị đau đớn, khó chịu.

Nứt kẽ hậu môn có thể gây ra chứng đi cầu khó

Nứt kẽ hậu môn có thể gây ra chứng đi cầu khó

  Nứt kẽ hậu môn không chỉ gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ sơ sinh khiến cơ thể người bệnh luôn mệt mỏi, sức khỏe suy giảm. Nặng hơn nữa có thể bị viêm nhiễm hậu môn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

  + Polyp Trực Tràng Và Đại Tràng

  Đây là một trong những căn bệnh phổ biến ở hậu môn trực tràng thường hay mắc phải. Biểu hiện thường thấy là đi ngoài khó khăn gây sưng đỏ hậu môn, ra máu mỗi lần đi đại tiện.

  Đi cầu khó khăn và ra máu nhiều có thể dẫn đến việc mất máu trầm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng.

  Ngoài một số loại bệnh thường gặp có thể gây ra tình trạng đi đại tiện khó khăn như trên thì tình trạng đi cầu khó và ra máu cũng có thể do một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, ung thư trực tràng, viêm đại tràng mãn tính,…

  Hiện nay điều trị tình trạng đi cầu khó khăn cần phải dựa trên nguyên nhân và mức độ bệnh lý. Nếu bạn đang gặp tình trạng đi ngoài khó và đau nhẹ, vẫn chưa có hiện tượng chảy máu hậu môn khi đại tiện thì có thể dùng thuốc nhuận tràng để làm mềm phân. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đi cầu khó và ra máu thì tốt nhất nên đi thăm khám ngay để được điều trị kịp thời, tránh kéo dài có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Tư Vấn miễn phí khám và chữa bệnh trĩ tại tphcm

♦ Phòng ngừa chứng đi cầu khó như thế nào?

  Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, để tránh tình trạng đi cầu khó mỗi người có thể chủ động phòng ngừa bằng những điều dưới đây: ­

  ­+ Thói quen đi đại tiện

  Nên tập cho mình thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất là vào buổi sáng. Tuyệt đối không được nhịn đại tiện vì làm như vậy sẽ khiến cho phản xạ đi đại tiện giảm sút dẫn tới táo bón. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng điện thoại di động hoặc đọc báo khi đi đại tiện. ­

  + Chế độ dinh dưỡng phù hợp

  Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, nên ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa hiện tượng đi cầu khó. Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm nhuận tràng để tránh táo bón. Đồng thời bổ sung đủ 1,5 -­ 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp tránh được tình trạng đi cầu khó

Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp tránh được tình trạng đi cầu khó

  + Tập thể dục thường xuyên

  Nên tham gia các hoạt động luyện tập thể dục, thể thao để thúc đẩy nhu động ruột và giúp máu lưu thông tốt hơn. Nên lựa chọn các bài thể dục tập trung các cơ xung quanh hậu môn và vùng bụng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

  Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu về tình trạng đi cầu khó khăn là dấu hiệu của bệnh nào? Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về tình trạng đi cầu ra máu và đau rát hậu môn phải làm sao để biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

  Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

- Tư vấn qua số điện thoại 028 39 23 9999

- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

  Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các chuyên gia chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

 Để đăng ký và lấy số đặt hẹn miễn phí khám bệnh vui lòng bấm vào chuyên gia tư vấn.

chuyên gia tư vấn nam khoa

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan