Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11,Q.5, TPHCM.  Thời gian làm việc: 8h00 - 20h00 (Thứ 2 - CN)

BỆNH VIỆN TRĨ HCM


Tư Vấn miễn phí

TRUYỀN THÔNG - BÁO CHÍ

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ, phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ

Ngày đăng : 07-12-2023 - Lượt xem : 286

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ, phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ một cách đầy đủ, rõ ràng. Bệnh nhân tìm hiểu sẽ có thêm nhiều thông tin quan trọng để chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh trĩ. Từ đó hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách an toàn, mang lại hiệu quả cao.

TƯ THẾ NGỒI VÀ BỆNH TRĨ: MỐI LIÊN QUAN SỨC KHỎE

Bệnh trĩ, một vấn đề sức khỏe phổ biến, không chỉ tạo ra sự đau đớn và khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hệ thống tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị suy giãn, dẫn đến sự lồi lên của búi trĩ trên bề mặt niêm mạc trực tràng hoặc da quanh hậu môn.

Những người làm công việc ngồi nhiều, như nhân viên văn phòng, công nhân hay lái xe, thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ cao hơn về bệnh trĩ. Nguyên nhân chủ yếu là tư thế ngồi lâu dài và thiếu hoạt động, tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn.

Tư thế ngồi sai lầm hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu cực, bao gồm:

Cản trở tuần hoàn máu

Trọng lượng cơ thể dồn lên vùng thắt lưng và hông khiến áp suất tăng cao. Chân ít hoạt động khi ngồi dài, gây áp suất tĩnh trong tĩnh mạch chân không đổi. Nguy cơ cản trở máu tuần hoàn trong các tĩnh mạch quan trọng như tĩnh mạch trực tràng và chân.

Sự suy giãn của hệ thống tĩnh mạch

Hệ thống tĩnh mạch suy yếu vì áp lực liên tục, dẫn đến giãn rộng và sưng phồng khi gặp vấn đề về tiêu hoá. Có thể dẫn đến bệnh trĩ và những vấn đề khác về tĩnh mạch.

Cản trở tiêu hoá

Tư thế ngồi không đúng và kéo dài tạo áp lực lớn lên khu vực bụng, làm ảnh hưởng đến động lực co bóp tiêu hóa của dạ dày và ruột. Người bệnh thường phải đối mặt với các vấn đề như cảm giác đầy bụng, khó tiêu, trào ngược, và táo bón.

Tăng căng thẳng

Tư thế ngồi không đúng làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh trĩ, gây mệt mỏi và không thoải mái. Quá trình điều trị kéo dài và đòi hỏi chi phí có thể đưa người bệnh vào tình trạng căng thẳng, stress, thậm chí là trầm cảm.

Tăng nguy cơ biến chứng

Áp lực liên tục do ngồi sai tư thế làm búi trĩ phát triển nhanh chóng, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như giãn vỡ, nhiễm khuẩn, và hoại tử búi trĩ.

Vấn đề sức khỏe khác

Ngồi lâu và sai tư thế làm bệnh trĩ trở nên khó kiểm soát, tăng khả năng phát sinh các vấn đề sức khỏe khác như rối loạn chức năng hậu môn, mất kiểm soát đại tiện, nhiễm khuẩn sinh dục, thiếu máu mạn tính, và nhiều vấn đề khác.

TƯ THẾ NGỒI TỐT CHO NGƯỜI BỆNH TRĨ, PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU CHIA SẺ

Hầu hết những người mắc bệnh trĩ đều hiểu rằng ngồi lâu không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, do đặc thù của công việc, nhiều người vẫn phải đối mặt với việc đánh đổi sức khỏe của mình. Vậy làm thế nào để giảm bớt ảnh hưởng của thói quen ngồi nhiều đối với bệnh trĩ? Dưới đây là một số hướng dẫn về cách ngồi đúng, đặc biệt quan trọng nếu bạn đang phải đối diện với bệnh lý này.

1. Tư thế ngồi khi đại tiện

Ngồi xổm: Đây là tư thế tốt nhất cho người mắc bệnh trĩ khi đại tiện. Trong tư thế này, cơ thể có thể dễ dàng tạo lực để đẩy phân ra khỏi đường tiêu hoá, giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch trực tràng – hậu môn khi rặn.

Ngồi bồn cầu: Nếu bạn không thể ngồi xổm, bạn có thể tạo ra tư thế tương tự bằng cách kê một ghế thấp dưới hai chân khi đi đại tiện, đồng thời điều chỉnh thân người hơi đổ về phía trước và giữ đầu gối chạm ngực.

Lưu ý khác:

++ Hạn chế hoạt động đọc sách hoặc sử dụng điện thoại khi đi đại tiện để giảm thời gian ngồi.

++ Không nhịn khi cơ thể có dấu hiệu muốn đi đại tiện, để hạn chế nguy cơ táo bón.

++ Thực hiện vệ sinh hậu môn từ phía trước ra phía sau, sử dụng vòi xịt với lực nước vừa phải để tránh tổn thương búi trĩ và giảm nguy cơ nhiễm trùng ngược.

++ Đối với những người phải ngồi nhiều do công việc, việc chú ý và thực hiện những điều trên có thể giúp giảm bớt tác động của thói quen ngồi lâu đối với bệnh trĩ.

2. Tư thế ngồi khi làm việc

Tư thế chân:

Điều chỉnh để hai chân đặt thoải mái trên sàn, cẳng chân tạo góc vuông 90 độ. Hai đầu gối nên cao ngang hoặc thấp hơn hông để giảm áp lực cho vùng hông mông lên mặt ghế. Chú ý không ngồi co chân lên ghế hoặc bắt chéo chân.

Tư thế vùng cột sống:

Giữ lưng thẳng, theo đường cong sinh lý của cột sống, sau đó đưa cổ ra sau một chút, mở ngực tự nhiên, thả lỏng vai.Sử dụng gối đỡ lưng để giảm áp lực cho cột sống, giảm đau mỏi ở lưng, cổ, vai, gáy.

Tư thế tay:

Hai tay thoải mái trên bàn, cẳng tay và cánh tay tạo góc 90 độ giúp giảm áp lực cho vùng cổ và vai khi làm việc lâu dài. Cổ tay duỗi thẳng và đặt cao hơn mặt bàn, tránh uốn cong cổ tay.

Tư thế mắt:

Đảm bảo khoảng cách giữa mắt và màn hình là 50cm. Và cần điều chỉnh độ sáng, độ tương phản và kích thước phông chữ phù hợp với mắt.

Bên cạnh việc điều chỉnh tư thế, lựa chọn ghế có đệm hoặc sử dụng gối mềm làm kê mông cũng giúp giảm cảm giác đau rát hậu môn sau khi ngồi. Đồng thời, điều chỉnh chiều cao giữa bàn và ghế để có tư thế ngồi thoải mái nhất.

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ đầy đủ và chi tiết. Lưu ý rằng bên cạnh việc tìm hiểu tư thế ngồi, điều quan trọng bệnh nhân bị trĩ tuyệt đối không nên chủ quan.

Thay vào đó cần tìm đến địa chỉ uy tín như Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu, tại đây đội ngũ y chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ tận tình thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả. Mọi câu hỏi, thắc mắc cần tư vấn khám và điều trị bệnh trĩ vui lòng click vào khung chat sẽ có chuyên gia chúng tôi lắng nghe và giải đáp kịp thời ngay.

Tư Vấn miễn phí khám và chữa bệnh trĩ tại tphcm

  Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

- Tư vấn qua số điện thoại 028 39 23 9999

- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

  Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các chuyên gia chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

 Để đăng ký và lấy số đặt hẹn miễn phí khám bệnh vui lòng bấm vào chuyên gia tư vấn.

chuyên gia tư vấn nam khoa

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan