Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11,Q.5, TPHCM.  Thời gian làm việc: 8h00 - 20h00 (Thứ 2 - CN)

BỆNH VIỆN TRĨ HCM


Tư Vấn miễn phí

TRUYỀN THÔNG - BÁO CHÍ

Dấu hiệu của bệnh trĩ nội và cách điều trị bệnh

Ngày đăng : 14-05-2024 - Lượt xem : 129

Phát hiện các dấu hiệu của bệnh trĩ nội giúp người bệnh nhận biết tình trạng sức khỏe của mình và sớm tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp. Mặc dù các dấu hiệu của trĩ nội thường không rõ ràng bằng trĩ ngoại, nhưng vẫn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng đặc trưng. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm bắt đầy đủ các biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh hiệu quả.

Tư Vấn miễn phí khám và chữa bệnh trĩ tại tphcm

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội xảy ra khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng bị giãn và phình to quá mức, thường nằm bên trong hậu môn gần đường tiêu hóa. Các búi trĩ này có thể phình to và trỗi ra ngoài nếu bệnh kéo dài và không được điều trị.

Chẩn đoán bệnh trĩ nội thường khó hơn so với bệnh trĩ ngoại vì búi trĩ nằm ở sâu bên trong hậu môn. Nhiều người chỉ nhận ra bệnh khi các búi trĩ đã lớn lên và xuất hiện các triệu chứng rõ ràng.

Nguyên nhân bị bệnh trĩ nội

Trong một số trường hợp, bệnh trĩ có thể xuất hiện do quá trình lão hóa, khi sự thiếu hụt Collagen trong mô vùng hậu môn và trực tràng dẫn đến việc giãn mạch máu trĩ, dây chằng treo trĩ và mô đệm. Bệnh trĩ phát triển bất kể lúc nào khi có sự gia tăng áp lực lên trực tràng. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội gồm:

 Táo bón và tiêu chảy: Cả hai tình trạng này đều tạo ra áp lực cho vùng trực tràng. Táo bón xuất phát từ thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Trong khi tiêu chảy thường liên quan đến các vấn đề khác như hội chứng ruột kích thích và viêm ruột.

 Mang thai và sinh nở: Nhiều phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai do áp lực của thai nhi lên các tĩnh mạch. Đồng thời, quá trình sinh nở cũng gây ra căng thẳng lớn cho tĩnh mạch hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.

 Béo phì: Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ do tăng áp lực xung quanh trực tràng và lối sống kém vận động.

 Ngồi lâu: Thói quen ngồi lâu có thể tạo ra căng thẳng cho vùng trực tràng, vì vậy việc tăng cường hoạt động thể chất là quan trọng để ngăn ngừa bệnh trĩ và các vấn đề liên quan đến sức khỏe của hậu môn, trực tràng.

Tư Vấn miễn phí khám và chữa bệnh trĩ tại tphcm

Dấu hiệu của bệnh trĩ nội

Trái ngược với trĩ ngoại, trĩ nội thường không gây ra đau đớn nghiêm trọng. Thay vào đó, các dấu hiệu của trĩ nội thường rõ ràng hơn và dễ nhận biết hơn. Cụ thể:

Tiết dịch hậu môn nhiều

Các dấu hiệu của bệnh trĩ nội nội bao gồm tình trạng chảy dịch từ hậu môn, gây ra sự khó chịu và tạo cảm giác ẩm ướt và ngứa ngáy liên tục. Hậu môn tự sản xuất một lượng dịch nhẹ để giúp quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi có búi trĩ xuất hiện, điều này có thể làm cơ vòng hậu môn gặp khó khăn trong việc đóng mở một cách linh hoạt, dễ dẫn đến việc chất dịch nhầy được tiết ra nhiều hơn bình thường.

Đau rát hậu môn

Như đã đề cập, trong giai đoạn ban đầu, khi trĩ nội không gây ra đau đớn hoặc chỉ gây ra một ít đau nhức, việc nhận biết của người bệnh cũng khá khó khăn. Ngược lại, khi các búi trĩ nội phát triển đến kích thước lớn, cảm giác đau rát cũng tăng dần lên. Điều này là một dấu hiệu cảnh báo về giai đoạn nặng của bệnh trĩ nội mà người bệnh nên chú ý đến.

Đại tiện ra máu

Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ là việc đi ngoài phân kèm theo máu. Triệu chứng này thường xảy ra do hoạt động đào thải phân tạo ra cọ xát, gây tổn thương và trầy xước cho búi trĩ, dẫn đến việc máu xuất hiện.

Ban đầu, người bệnh thường chỉ thấy máu dính trên giấy vệ sinh sau khi lau chùi hoặc phát hiện một lượng nhỏ máu bên trong phân. Sau một thời gian, máu có thể chảy từng giọt hoặc thậm chí bắn thành các tia máu, điều này khiến người bệnh ngày càng cảm thấy lo lắng và e ngại mỗi lần phải đi đại tiện.

Sa búi trĩ

Nếu bạn đang muốn nhận biết các dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ nội, không thể bỏ qua việc quan sát tình trạng sa búi trĩ. Thường thì sau mỗi lần đi đại tiện và chảy máu, búi trĩ sẽ bắt đầu sa ra khỏi ống hậu môn. Tùy thuộc vào mức độ sa của búi trĩ, bệnh trĩ nội có thể được phân loại thành 4 cấp độ như sau:

Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nội khi mới hình thành nằm hoàn toàn ở trong ống hậu môn, do đó dấu hiệu của bệnh trĩ thường không xuất hiện hoặc ít gây đau đớn, thậm chí khi có hiện tượng đi ngoài ra máu cũng không gây ra nhiều đau đớn.

Trĩ nội độ 2: Các đám tĩnh mạch trĩ giãn ra nhiều hơn, khiến búi trĩ tăng kích thước và sa ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện. Tuy nhiên, sau đó búi trĩ vẫn có khả năng tự co lại vào bên trong.

Trĩ nội độ 3: Búi trĩ nội tiếp tục phát triển và sa xuống dưới hậu môn, nhất là sau khi rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện. Ở giai đoạn này, búi trĩ không còn tự co lại được, người bệnh phải sử dụng tay để đẩy búi trĩ vào trong.

Trĩ nội độ 4: Ở mức độ nặng nhất, búi trĩ thường xuyên nằm ngoài cửa hậu môn, thậm chí khi được đẩy lên bằng tay cũng không giữ được lâu. Kích thước của búi trĩ lớn và có thể gây ra hiện tượng sa nghẹt hậu môn, tăng nguy cơ viêm nhiễm và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tư Vấn miễn phí khám và chữa bệnh trĩ tại tphcm

Điều trị bệnh trĩ nội

Khi nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ nội, người bệnh nên nhanh chóng đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên nghiệp để điều trị. Nếu bạn chưa biết chữa trị bệnh trĩ ở đâu hiệu quả và uy tín thì hãy đến Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu ở TP HCM.

Tại đây, bạn sẽ được các chuyên gia giàu kinh nghiệm chẩn đoán và đề xuất các liệu pháp điều trị dựa vào mức độ của bệnh.

Điều trị bằng thuốc

Đối với những trường hợp mới phát hiện dấu hiệu nhẹ của bệnh trĩ, việc sử dụng các loại thuốc Tây y thường là phương pháp điều trị được ưu tiên. Chuyên gia thường chỉ định một số loại thuốc để điều trị bệnh trĩ, bao gồm thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc giúp co mạch, thuốc đặt hậu môn hoặc kem bôi trĩ. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, giảm đau và giảm các triệu chứng của cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

Phẫu thuật điều trị

Với những người bị trĩ ở giai đoạn nặng, khi biểu hiện của bệnh trở nên nghiêm trọng, việc điều trị thường đòi hỏi can thiệp phẫu thuật ngoại khoa để cắt bỏ các búi trĩ, giải quyết nhanh chóng các vấn đề đang gặp phải và ngăn chặn sự phát triển của biến chứng.

Có nhiều phương pháp cắt trĩ được áp dụng, nhưng trong thời gian gần đây, phương pháp HCPT với việc sử dụng sóng cao tần đã được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả trong điều trị.

Với những thông chia sẻ ở trên, chắc rằng đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh trĩ nội và cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có nhu cầu đặt trước lịch khám bệnh trĩ, bạn hãy bấm vào khung chat bên dưới nhé!

Tư Vấn miễn phí khám và chữa bệnh trĩ tại tphcm

  Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

- Tư vấn qua số điện thoại 028 39 23 9999

- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

  Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các chuyên gia chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

 Để đăng ký và lấy số đặt hẹn miễn phí khám bệnh vui lòng bấm vào chuyên gia tư vấn.

chuyên gia tư vấn nam khoa

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan